Nghe nói (Speaking)

Nghe nói rất quan trọng trong phản xạ khi giao tiếp. Nó giúp cho các bạn suy nghĩ và trả lời nhanh trong các kỳ thi và giao tiếp bên ngoài. Bạn có bao giờ nghĩ là mình phải luyện như thế nào để có phản xạ tốt không?

Thời gian học: Tùy theo nhu cầu của các bạn

Phản xạ không phải tự nhiên mà các bạn có. Nó được hình thành do thói quen phải luyện tập hằng ngày và phải duy trì thường xuyên. Nếu các bạn bỏ thì phản xạ tự nhiên nó sẽ mất đi và không còn nhanh như trước nữa. 

Khi các bạn học tiếng anh giỏi ngữ pháp, từ vựng, viết câu hoặc đoạn văn đều giỏi hết và nghe hiểu để trả lời. Nhưng khi nói lại thì tốc độ phản xạ chậm – không được nhanh. Vì vậy, các bạn phải có môi trường để tiếp xúc tiếng anh và tăng khả năng phản xạ của mình. 

Thực hành nói tiếng anh trong khóa học thế nào?

Nếu các bạn đang theo học các khóa của cô, các bạn sẽ được thực hành với người bản ngữ. Nó sẽ giúp các bạn tăng khả năng phản xạ và speaking.

Nếu các bạn chỉ học nghe – nói thì giáo viên bản ngữ sẽ dạy cho các bạn. Tùy theo nhu cầu của bạn, các bạn có thể học đến khi các bạn giao tiếp thông thạo.

Các buổi thực hành nói tiếng anh với người nước ngoài.

Giọng của người Nga khi nói tiếng anh. 

LƯU Ý: MỘT SỐ CÁCH KHI HỌC PHẦN NGHE – NÓI HIỆU QUẢ

* 7 cách để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh: 

  1. Nghe chủ động thay vì nghe bị động;
  2. Chơi các trò chơi tiếng anh;
  3. Xem Tivi và phim tiếng anh có phụ đề song ngữ;
  4. Đoán nghĩa từ ngữ cảnh của cuộc trò chuyện;
  5. Đừng ngại nghe những cuộc trò chuyện của những người xung quanh;
  6. Tương tác nhiều với nhiều kiểu người nói tiếng anh;
  7. Hãy nhớ bạn không thể hiểu mọi thứ cho dù tiếng anh của bạn rất giỏi.

* 10 cách để cải thiện phần nói tiếng anh:

  1. Đừng ngại khi nói tiếng anh mặc dù chưa giỏi;
  2. Luyện tập mỗi ngày;
  3. Đơn giản hóa mọi thứ khi nói tiếng anh;
  4. Sử dụng mọi cách bạn có thể giao tiếp tiếng anh;
  5. Nghe và xem tiếng anh mỗi ngày;
  6. Ghi âm lại những gì bạn nói để nghe âm của mình;
  7. Không cần phải nói quá nhanh;
  8. Khi nói không cần nghĩ quá nhiều về ngữ pháp; 
  9. Diễn đạt đơn giản và dễ hiểu cho người nghe;
  10. Khi không hiểu từ nào đó trong câu thì có thể hỏi lại không nhất thiết phải giấu sự không biết của mình. Như vậy, sẽ gây nhầm lẫn cho người nghe, vì họ tưởng mình biết rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Translate »
Scroll to Top